Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Thú đi chùa Hương trái mùa hút giới trẻ

Vào mùa xuân là mùa hội chính ở chùa Hương, các du khách cũng như phật tử kéo nhau về tham quan thắng cảnh này đông như nêm cối.

< Cảnh thu trên dòng suối Yến.

Nhưng ít ai biết rằng, đi chùa Hương vào một ngày mùa thu ít khách cũng thi vị chẳng kém
Trải nghiệm về thú đi chơi chùa Hương mùa thu của một bạn trẻ.

Cảnh không phụ lòng người.

Dưới ánh nắng dịu dàng của mùa thu, cảnh sắc hai bên bờ suối Yến hiện ra làm nao lòng người. Vào mùa này, hai bên bờ suối Yến không gieo trồng gì cả vì ngập nước.

< Lên chùa Long Vân.

Trò chuyện với cô lái thuyền, chúng tôi được biết vào mùa xuân, khi lễ hội chính diễn ra, Hương Sơn nô nức khách thập phương về vãn cảnh. “Phải huy động đến 5000 chiếc thuyền như thế này mới tạm đủ chở khách".

< Cảnh rừng núi trong thu, vẫn xanh mướt và rười rượi nắng.

Theo giá vé được quy định, tuyến chính đi thăm Hương Tích là 35 ngàn/người/lượt cả đi lẫn về, các tuyến khác (Tuyết Sơn, Long Vân) là 25 ngàn/người/lượt.

< Từ trên cao nhìn xuống…

Thường thì sau khi người lái thuyền hoàn thành một chuyến đưa khách ra vào, khách sẽ “bo” thêm một ít cho người lái. Lệ này có lẽ hình thành từ những vị khách nước ngoài với “văn hóa bo” và sau đó trở thành “luật bất thành văn” - nghĩa là nếu bạn “quên” họ sẽ nhắc bạn.

< Suối Yến lặng yên khoả mái chèo, khách đi những ngày này cũng vãn.

Ngoài tuyến chính Hương Sơn, bạn có thể đi thăm các tuyến phụ. Nếu đi Long Vân vào đầu hè, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một dòng sen nở hồng trên nền xanh non tơ tuyệt đẹp trên đường vào, chỉ với tay là hái được bông. Động Long Vân tuy nhỏ, nhưng sâu và mát rượi. Cảnh núi non hùng vĩ trên đường đi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và tốn pin máy ảnh đáng kể.

Những cái không có trong mùa lễ hội

< Lối lên từ suối Yến trong nắng thu vàng óng…

Đi chùa Hương không vào mùa lễ hội có nhiều cái hay. Không phải chịu cảnh thuyền đông đò đông, người người nhà nhà kéo nhau đi, kéo nhau vào thăm động.

< Chùa Thiên Trù lặng lẽ trong thu.

Đường từ bến Trò lên núi vắng teo, thảng hoặc mới gặp một đoàn vài người cũng đi thăm thú. Tha hồ đứng chụp ảnh mà không sợ người đông che mất cảnh đẹp. Xung quanh im ắng và tĩnh lặng, đôi khi còn nghe thấy cả tiếng lá xào xạc, tiếng chim hót xa xa và cả tiếng dê kêu be be trên núi.

< Lối xuống động Hương Tích đẹp như tranh.

Vào thăm động Hương Tích, một mình một chốn không người, mát lạnh thần tiên. Ta có thể lắng nghe cả tiếng tí tách chảy của “dòng sữa mẹ”, thư thái hứng những giọt nước từ các nhũ đá chảy xuống. Tiếng nói thì thào cũng âm u vang lên đáp lại trong động, cho một cảm giác khác biệt, một trải nghiệm thú vị khác với đi hội đông đúc, ồn ào.

Không chỉ thế, bạn còn có thể trải nghiệm rất nhiều điều khác nữa mà ở hội đông thường không dễ thấy. Bạn có thể uống nước sạch trong lòng núi dưới chân một cái miếu nhỏ, nước mát và trong bằng một cái gàu tự chế từ lon nước ngọt mà không sợ... rừng thiêng nước độc hay thu tiền phí gì cả. Bạn cũng có thể ngồi thử ở vị trí của người lái thuyền, tập khoát mái chèo đẩy thuyền đi.

Một anh bạn khi được thử làm việc này đã cho thuyền quay trọn vẹn một vòng giữa dòng, và phải lắc đầu chịu thua các cô người Hương Sơn sao mà khỏe thế, chèo thuyền chở cả chục người, leo núi gánh thêm vài chục cân chuối, quả nào quả nấy lúc lỉu, vàng ươm cứ như không.

< Tập làm tazan trên đỉnh núi.

Cũng có đi như thế này, gặp những người dân đi xuống núi sau một ngày làm việc vất vả mới thấy được cuộc sống nơi đây như thế nào. Chỉ phần nào trong số những người Hương Sơn “phất” lên nhờ thắng cảnh tiên bồng này, số còn lại vẫn còn rất vất vả mưu sinh.

Nhưng chẳng lúc nào gặp họ mà không thấy nụ cười hồn hậu chất phác của họ nở trên môi. Người Hương Sơn vẫn niềm nở, mến khách và cần cù như bao nhiêu năm về trước...

Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet

Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét