Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Ghé lại vài đảo tại Hoàng Sa

Đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa có bãi cát trắng mênh mông, biển trong vắt như pha lê, hải âu tung cánh. 

< Đảo Bạch Quy (Hoàng Sa) với bãi cát trắng tinh trong làn nước trong vắt...

Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, con sói biển của Quảng Ngãi chia sẻ với VnExpress net các hình ảnh đẹp về Hoàng Sa chụp trong những chuyến ông ra khơi.

< Từ một cậu bé phụ việc, nhiều năm qua ông Lưu đã trở thành thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm sóng gió.

Năm 20 tuổi bắt đầu theo cha ra khơi đánh bắt thủy sản, thuyền trưởng Mai Phụng Lưu được ngư dân Quảng Ngãi ví như con sói biển, chuyên hành nghề ở Hoàng Sa.

Ngày nay, viên thuyền trưởng 45 tuổi này thường xuyên cùng với các con trai, con rể của mình đưa tàu phấp phới lá cờ tổ quốc tiến ra vùng biển Hoàng Sa khai thác thủy sản.

Nhiều ngư dân có thâm niên tuổi đời khi mới 15 - 17 tuổi đã đi Hoàng Sa chuyến đầu đời, khi đó Hoàng Sa còn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền miền Nam Việt Nam. Hồi đó, đi biển còn thắp cây đèn hột vịt, không có thiết bị định vị mà “thấy chim bay là biết gần đến đảo”...

Tàu nhỏ, phương tiện đi biển hầu như không có gì, ngay cả bình hơi, dây dẫn khí... để lặn cũng không. Nhưng nhờ ngư trường Hoàng Sa giàu có nên chuyến đi nào tàu cũng đầy ắp hải sản.
< Mỗi lần vào đảo, ông Lưu lại thắp nén hương tưởng nhớ cha ông từng gặp nạn nằm lại ở vùng biển này.

Ông Nguyễn Lộc (thôn Đông, An Vĩnh) đã giã từ nghề biển vì tuổi cao nhưng nghe nhắc tới Hoàng Sa thì mắt như sáng lên. Suốt cuộc đời, ông Lộc không thể nào quên được hai chữ Hoàng Sa. Ở đó có những rạn san hô cá nhiều vô kể, có thể bắt hàng tấn ốc, nhưng cũng có khi ông “chết đi sống lại”. Nghe ông kể câu chuyện năm 1995 mà như mới diễn ra hôm qua...


< Viên thuyền trưởng dày dạn nắng gió nâng niu những quả trứng chim hải âu nhặt được ở đảo Tây.

Đó là chuyến đi câu mực bằng thuyền thúng và đèn măng sông trong mùa biển lặng. Khi mặt trời chìm nơi cuối chân trời cũng là lúc tàu lớn lần lượt thả 12 thuyền thúng và ngư dân (mỗi thuyền thúng một ngư dân và một đèn măng sông) để câu mực. Nhưng đến nửa đêm thì giông tố nổi lên đúng lúc cái đèn trên thuyền của ông Lộc hết dầu nên tàu lớn không nhìn thấy để vớt. Do gió lớn nên sáng ra thuyền thúng đã trôi xa, tàu lớn cứ tưởng ông gặp nạn rồi nên bỏ đi.

Lênh đênh trên biển hai ngày hai đêm trong mưa gió tầm tã, ông Lộc đã nghĩ đến cái chết. Nhưng khi trôi đến gần đảo Hải Nam thì một chiếc tàu của ngư dân Kỳ Hà, Quảng Nam, nhìn thấy và cứu ông. Sau đó, ông được chuyển sang một tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn để “quá giang” về nhà. Đến nhà ông mới hay, chủ tàu đã đem tiền chồng cho vợ con ông (như tiền bảo hiểm) vì ai cũng nghĩ ông đã chết.

< Đây là đảo Tây của Hoàng Sa với đồi dốc, nhiều cây cỏ nên chim hải âu thường vào đẻ trứng. Gặp mùa hải âu sinh sản, ông Lưu vào đảo nhặt trứng để cải thiện bữa ăn trong những ngày dài bám biển.

Lênh đênh trên biển hai ngày hai đêm trong mưa gió tầm tã, ông Lộc đã nghĩ đến cái chết. Nhưng khi trôi đến gần đảo Hải Nam thì một chiếc tàu của ngư dân Kỳ Hà, Quảng Nam, nhìn thấy và cứu ông. Sau đó, ông được chuyển sang một tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn để “quá giang” về nhà. Đến nhà ông mới hay, chủ tàu đã đem tiền chồng cho vợ con ông (như tiền bảo hiểm) vì ai cũng nghĩ ông đã chết.

< Với ông Lưu, vùng biển Hoàng Sa là ngư trường dồi dào sản vật, từ lâu đã trở thành máu thịt, là mái ấm gia đình - "điểm tựa" cuộc sống cho gia đình ông cũng như nhiều ngư dân Việt Nam.

Ông Lộc cho rằng ông sống sót là nhờ ở ngư trường Hoàng Sa, thậm chí gần khu vực đảo Hải Nam, khi đó tàu cá của Việt Nam hoạt động nhiều. Bởi ở đó có những đảo ngầm (nhô lên khi triều xuống) rộng hàng chục ki lô mét vuông với vô số hải sản sinh sống.

< Qua những năm tháng bám biển của mình, ông Lưu vừa được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vinh danh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam" cùng với 7 tập thể và 13 cá nhân tiêu biểu khác là những anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, doanh nhân tiêu biểu, đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Theo anh Đặng Hoa, một chủ tàu ở thôn Đông, An Hải, Lý Sơn, năm bảy năm trước tàu của ngư dân Việt Nam và ngư dân Trung Quốc gặp nhau ở ngư trường này rất thường xuyên. “Nhiều lần chúng tôi trao đổi gạo, bia... thậm chí nhậu cùng nhau rất thân thiện”, anh Hoa kể.

Thế nhưng, hiện nay anh Hoa đã hạn chế đi ngư trường Hoàng Sa mà quay sang ngư trường Trường Sa do sự bắt bớ phi lý của phía Trung Quốc. Dù vậy, anh vẫn mơ về một ngày mai, anh, thậm chí con cháu anh sẽ lại tự do đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa truyền thống của ông cha...

Như anh nói, cây bàng biển trên đảo Lý Sơn còn thì ngư dân đảo còn ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản.

Du lịch, GO! - Theo VnExpress, Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét